Hướng dẫn chi tiết lắp đặt hệ thống ống gió
Trong bài này
VUQUANGMEE sẽ trình bày chi tiết lắp đặt hệ thống ống gió được áp
dụng cho mọi công trình thi công
Hệ thống ống thông
gió được lắp đặt theo trình tự như sau:
1.
Chuyển
và nâng ống gió:
a)
Ống gió được chuyển đến khu vực thi
công bằng xe nâng hoặc các phương pháp thủ công.
b)
Nâng ống gió để đưa vào vị trí lắp
đặt bằng thiết bị nâng chuyên dụng, ròng rọc, palăng hoặc thủ công.
2.
Chống ăn mòn:
a)
Trường hợp vật liệu làm
ống gió chưa được xử lý chống ăn mòn, thì ống gió trước khi lắp đặt phải được
sơn phủ đúng kỹ thuật. Trước khi phun lớp sơn lót vào đường ống, đường ống phải
được làm sạch rỉ, bụi bẩn bám trên bề mặt và phải giữ cho khô ráo.
b) Quá trình sơn không được thực hiện trong môi
trường nhiệt độ thấp hoặc ẩm ướt.
c) Phun, quét sơn phải làm cho màng sơn đều và
mỏng, không được có các khuyết tật như sơn sót, không đều, đóng cộm, nhăn nheo,
lẫn tạp chất.
d) Xử lý chống ăn mòn cho giá treo, chống, đỡ phải
làm tương tự như đối với cho đường ống.
e) Sau khi lắp đặt xong toàn bộ hệ thống, phải sơn
lại lớp sơn cuối cùng cho các phần lộ ra ngoài.
3.
Cách
nhiệt ống gió:
Tùy theo vật liệu cách nhiệt ống gió để áp dụng cách thức thực hiện cho
thích hợp.
3.1.
Tấm cách nhiệt bằng vật liệu polyme có lớp bạc
phủ ngoài:
a)
Vệ sinh sạch bề mặt ống gió. Bôi keo
dàn đều lớp mỏng lên mặt ngoài thành ống gió.
b)
Cắt tấm cách nhiệt theo kích thước
ống gió, cách nhiệt bằng vật liệu tấm polyme có lớp bạc phủ ngoài.
c)
Dán tấm cách nhiệt lên ống gió, tiến
hành vuốt phẳng cho tấm cách nhiệt bám dính đều với thành ống gió, thời gian
chờ keo khô là 10~12 giờ. Dùng băng keo bạc dán phủ những vị trí cắt ghép mí,
ghép nối đảm bảo thẩm mỹ và chống ẩm xâm nhập vào trong lớp vật liệu cách
nhiệt.
d)
Chỗ ghép nối ống sẽ được bọc cách
nhiệt sau khi ống gió đã kết nối với nhau và kiểm tra, thử nghiệm rò rỉ ống gió
đạt yêu cầu.
3.2.
Len cách nhiệt bằng sợi thủy tinh có lớp bạc phủ
ngoài:
a)
Vệ sinh sạch bề mặt ống gió. Bôi keo
lên mặt đinh, tiến hành dán đinh lên ống gió với khoảng cách giữa các đinh với
nhau là 250~300 mm, thời gian chờ keo khô là 10~12 giờ.
b)
Cắt len cách nhiệt theo kích thước
ống gió, len cách nhiệt làm bằng sợi thủy tinh có lớp bạc phủ ngoài.
c)
Dán len cách nhiệt lên ống gió, len
cách nhiệt ghim vào đinh đã dán trên mặt thành ống gió, bẻ cong đinh và được
giữ chặt bằng vòng đệm. Dùng băng keo bạc dán phủ những vị trí cắt ghép mí,
ghép nối đảm bảo thẩm mỹ và chống ẩm xâm nhập vào trong lớp vật liệu cách
nhiệt.
d)
Chỗ ghép nối ống sẽ được bọc cách
nhiệt sau khi ống gió đã kết nối với nhau và kiểm tra, thử nghiệm rò rỉ ống gió
đạt yêu cầu.
4.
Kết
nối ống gió với ống gió:
Bên trong đường ống gió không được đặt dây điện, cáp điện và các loại ống
dẫn khí độc hại, dễ cháy nổ hoặc ống dẫn chất lỏng. Mối nối có thể tháo lắp
được của đường ống và các bộ phận khác không được bố trí trong sàn và tường.
Giá treo, chống, đỡ không được trực tiếp treo vào mặt bích ống gió. Ống gió
xuyên tường, trần phải có ống lót lồng ngoài để bảo vệ. Phải có điểm cố định
thích hợp để chống rung, lắc đường ống gió treo. Các bộ phận và phụ kiện bằng
kim loại dùng cho ống gió phải có lớp chống ăn mòn.
4.1.
Kết
nối ống gió bằng mặt bích thép góc:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp
joint dày 3~5 mm, joint phải không được nhô vào trong ống.
c)
Làm kín tất cả mối ghép trên thân
ống gió bằng silicone ở bên trong thành ống, dọc theo mối ghép.
d)
Mặt bích nối ống gió được bắt chặt
bởi các bulon cách khoảng đều đặn 100~150 mm và xịt silicone làm kín ở 4 góc.
Êcu của bulon liên kết mặt bích phải nằm về một phía.
4.2.
Kết
nối ống gió bằng mặt bích dạng TDC và TDF:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp
joint dày 3~5 mm, joint phải không được nhô vào trong ống.
c)
Làm kín tất cả mối ghép trên thân
ống gió bằng silicone ở bên trong thành ống, dọc theo mối ghép.
d)
4 góc ống gió được bắt chặt bởi 4
bulon và xịt silicone làm kín. Êcu của các bulon nằm cùng một phía.
e)
Dùng nẹp TDC hoặc TDF để cài 2 mặt
bích lại với nhau, khoảng cách giữa 2 nẹp là 100~150 mm.
4.3.
Kết
nối ống gió bằng dạng nẹp C:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Làm kín tất cả mối ghép trên thân
ống gió bằng silicone ở bên trong thành ống, dọc theo mối ghép.
c)
Dùng nẹp C (dài tương ứng với 4 cạnh
của ống gió) ghép 2 đầu ống gió lại với nhau, sau đó xịt silicone xung quanh
chu vi ống dọc theo hai bên mối nối nẹp C để làm kín toàn bộ mối nối.
4.4.
Kết
nối ống gió bằng dạng măng xông:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Làm kín tất cả mối ghép trên thân
ống gió bằng silicone ở bên trong thành ống, dọc theo mối ghép.
c)
Dùng măng xông kết nối 2 đầu ống lại
với nhau. Khoan lỗ, rút ri vê giữa 2 đầu ống với măng xông, sau đó xịt silicone
xung quanh chu vi ống dọc theo hai bên mối nối măng xông để làm kín toàn bộ mối
nối.
5.
Kết
nối ống gió với nối mềm:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Nối mềm sử dụng có độ dài vừa đủ,
không bị kéo căng, không quá chùng gây chèn nghẽn lòng ống gió.
c)
Cắt tôn dày 0.6 mm làm nẹp 30 mm x
0.6 mm có chiều dài ứng với kích thước chu vi của ống gió cần kết nối.
d)
Khoan lỗ, rút ri vê giữa nẹp, ống
nối mềm và ống gió. Xịt silicone xung quanh, dọc theo mối nối để làm kín.
6.
Kết
nối ống gió mềm với hộp miệng gió:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Ống mềm sử dụng có độ dài vừa đủ,
không bị kéo căng, không bị cong gãy gập, không bị ép méo bẹp.
c)
Ống gió mềm kết nối với hộp miệng
gió qua cổ tròn trên thân hộp, bằng nẹp 20 mm x 0.6 mm hoặc dây kẽm chịu xoắn
tốt, có chiều dài thích ứng với kích thước chu vi ống gió mềm.
d)
Siết chặt đai ốc ép nẹp hoặc xoắn
dây kẽm để ép chặt ống gió mềm vào thành cổ tròn trên thân hộp gió.
e)
Dùng băng keo bạc dán phủ che kín
mối nối, đảm bảo thẩm mỹ và chống ẩm xâm nhập vào trong lớp vật liệu cách nhiệt
của ống gió mềm.
7.
Kết
nối ống gió với van điều chỉnh lưu lượng, van ngăn lửa, van 1 chiều:
a)
Định vị và tiến hành ghép nối.
b)
Mối ghép ống gió được dán lên 1 lớp
joint dày 3~5 mm, joint phải không được nhô vào trong ống.
c)
Khoan lỗ, rút ri vê hoặc bắt chặt
bởi bulon cách khoảng đều đặn 100~150 mm và xịt silicone làm kín ở 4 góc. Êcu
của các bulon phải nằm về một phía.
8.
Kết
nối ống gió với phụ kiện co, giảm cấp (tương tự kết nối ống gió với ống gió):
9.
Lắp
mái hắt (louver) và hộp gom gió (plenum box) với tường:
a) Louver được bắt vào lổ mở, ở mặt ngoài trời của
tường:
- Lấy dấu 4 góc của louver đóng tắc kê nhựa.
- Bắt louver vào tường bằng vít xoắn. Xịt silicone
xung quanh louver để làm kín.
b) Plenum box được bắt vào lỗ mở, ở mặt phía trong
của tường:
- Plenum box đưa lên giá đỡ và lỗ mở của tường.
- Giữa plenum box và tường giữ bằng V tole 30x25x1mm,
khoan tắc kê vào tường và bắt vít xoắn. Phần V tole với plenum box khoan lỗ rút
ri vê. Xung quanh V tole xịt silicone để làm kín.
10.
Lắp
miệng gió và hộp miệng gió với trần, tường:
a) Miệng gió được liên kết với hộp miệng gió thành
một bộ và được làm kín bằng silicone. Nếu miệng gió được treo trên trần:
- Lấy dấu tai treo của hộp miệng gió để định vị ty
treo hộp miệng gió.
- Khoan và đóng tắc kê sau đó lắp ty treo hộp
miệng gió vào.
- Treo bộ miệng gió - hộp miệng gió lên ty và
chỉnh cho miệng ngay ngắn, áp sát vào lỗ trần.
b) Nếu miệng gió được đặt trên trần, tường:
- Đặt bộ miệng gió - hộp miệng gió vào vị trí và
chỉnh cho miệng ngay ngắn, áp sát vào lỗ trần, tường.
- Ép mạnh bát chặn của hộp gió và cố định lại để
giữ cả bộ miệng gió – hộp miệng gió áp chặt vào lỗ.
11. Khi hoàn tất lắp đặt
từng phần của hệ thống, trước hết phải kiểm tra đảm bảo công tác lắp đặt đạt
yêu cầu rồi mới thực hiện công tác thử kiệm.
![]() |
Hệ thống ống gió |
Xem thêm:
Thử nghiệm hệ thống ống gió bằng phương pháp test khói
Thử nghiệm hệ thống ống gió theo tiêu chuẩn DW/143
Quý khách cần tư vấn thiết kế - thi công hệ thống ống thông gió vui lòng liên hệ VUQUANGMEE
CÔNG TY TNHH TM DV KT VŨ QUANG - VUQUANGMEE
Hotline: 098 445 1991 kỹ sư Quang Thoại
0 nhận xét :
Đăng nhận xét